Bí quyết giặt đồ bằng tay sạch nhanh và giữ cho đồ luôn mềm mại

Chú ý đến các kí hiệu trên nhãn mác quần áo

Nhãn mác trên quần áo là nơi chứa các ký hiệu thông tin cơ bản về sản phẩm mà nhà sản xuất muốn nhắn nhủ tới người tiêu dùng. Bạn cần chú ý đến các ký hiệu trên quần áo khuyên dùng như nhiệt độ nóng lạnh phù hợp, phương pháp sấy và một số điểm lưu ý giặt (nếu có).

Đa phần mọi người đều bỏ qua bước này và giặt giũ như bình thường, tuy nhiên, mỗi loại quần áo, chất liệu da, len, lụa, cotton hay lông vũ sẽ có mỗi cách giặt khác nhau. Đây là công đoạn rất quan trọng để giúp bạn kéo dài tuổi thọ của quần áo, tránh bị hư hỏng đáng tiếc xảy ra.

Xem nhãn mác, các ký hiệu trên quần áo để lựa chọn nhiệt độ nóng lạnh, phương pháp sấy khi giặt | Nguyễn Kim

Chú ý đến nhãn trên quần áo 

Phân loại quần áo khi giặt đồ

Phân loại quần áo là công đoạn quan trọng khi giặt giũ, kể cả giặt bằng tay. Cách phân loại quần áo sẽ giúp việc giặt sạch vết bẩn hiệu quả và bảo quản quần áo đẹp như mới. Quần áo nên được phân loại theo các tiêu chí sau:

Phân loại quần áo là công đoạn quan trọng khi giặt giũ, kể cả giặt bằng tay. Cách phân loại quần áo sẽ giúp việc giặt sạch vết bẩn hiệu quả và bảo quản quần áo đẹp như mới. Quần áo nên được phân loại theo các tiêu chí sau:

Màu sắc

Phân loại đồ trắng và đồ màu, nhằm hạn chế tình trạng bị lem màu sang những quần áo khác.

Chất liệu

Từng loại chất liệu da, len, lụa, cotton hay lông vũ đều cần được phân loại. Khi giặt đồ da, len, lông vũ là chất liệu nhạy cảm với nước và không được ngâm nước lâu hay vò tay mạnh. Còn giặt đồ cotton cần nhiệt độ nước nóng mới sạch được vết bẩn.

Mức độ bẩn

Những quần áo dính bẩn nhiều nên được giặt riêng để tránh việc vết bẩn có thể bị dây sang quần áo khác, hoặc còn bám dai dẳng khó tẩy sạch sau này.

Phân loại quần áo màu và trắng để tránh bị lem màu vào nhau khi giặt tay | Nguyễn Kim

Phân loại quần áo khi giặt

Một số vết bẩn phổ biến

Phân loại theo vết bẩn cũng là việc nên làm. Mỗi loại vết bẩn có cách làm sạch khác nhau. Hãy bảo đảm rằng vết bẩn đã được làm sạch trước khi bước qua công đoạn kế tiếp.

– Vết dầu mỡ, dầu nhớt: Cho thuốc tẩy quần áo trực tiếp lên mặt sau của vết ố, để khoảng 3 phút rồi giặt bằng tay.

– Vết máu: Ngâm vào nước lạnh khoảng 15 phút. Ngâm trong xà phòng hoặc thuốc tẩy khoảng 5 phút rồi giặt, vò tay lại là sạch.

– Vết thức ăn, nước sốt cà: Ngâm – vò quần áo trong nước khoảng 20 phút, rồi giặt với xà phòng.

Các vết bẩn phổ biến từ cà phê, tương ớt khó giặt tẩy

Các vết bẩn cứng đầu từ cà phê, tương ớt,…

Hãy tham khảo thêm cách giặt áo len đúng cách để không bị mất dáng và phai màu nếu bạn đang gặp phải những loại quần áo len “khó chiều”. Đặc biệt là khi giặt đồ da, len, tơ tằm, giặt áo lông vũ bạn có thể chọn cách xử lý là giặt khô. Giặt khô giúp bảo vệ chất vải và kéo dài thêm thời gian sử dụng cho các loại chất liệu như trên.

Chọn nhiệt độ giặt giũ

Với mỗi chất liệu vải thường có nhiệt độ giặt khác nhau. Không phải chất liệu nào bạn cũng có thể giặt đồ bằng nước nóng. Ví dụ:

– Quần áo ra màu, quần áo dễ bị co rút vải: Chọn nhiệt độ nước 30 độ C.

– Quần áo vải lanh, cotton, vải len tổng hợp (nói chung làm từ vải sợi): Chọn nhiệt độ nước 40 độ C.

– Quần áo vải nilon, cotton tổng hợp: Chọn nhiệt độ nước 50 độ C.

– Drap trải giường, quần áo trẻ em, khăn tắm: Chọn nhiệt độ nước 60 độ C.

– Quần áo vải lanh, cotton màu trắng, dễ bị bám bẩn: Chọn nhiệt độ nước nóng 90 độ C.

Chọn nhiệt độ nước nóng lạnh phù hợp giặt từng chất liệu quần áo | Nguyễn Kim

Chọn nhiệt độ phù hợp cho từng loại quần áo 

Đây là khâu rất quan trọng trong khi giặt đồ. Nhiệt độ nước phù hợp giúp vết bẩn trên quần áo dễ dàng được làm sạch. Tránh giặt với nước quá lạnh hay quá nóng, vết bẩn không những không sạch mà còn gây hư hỏng quần áo. Một số chất liệu như len, lụa, tơ tằm khi giặt bằng nước nóng sẽ bị co rút, biến dạng kết cấu vải.

Nếu bột giặt không thể đánh bay hết toàn bộ vết bẩn cứng đầu. Hãy tìm hiểu những loại nước tẩy quần áo quen thuộc có sẵn trong gian bếp của bạn. Hãy thử và bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả của chúng.

Chọn dùng bột giặt, nước giặt phù hợp

Khi giặt đồ bằng tay, bạn cần tránh chọn bột giặt dành cho giặt tay vì nó có độ tẩy thấp hơn bột giặt máy, nhưng lại cho ra nhiều bọt hơn. Bạn cũng có thể chọn nước giặt để mang lại hiệu quả giặt sạch tốt hơn. Nước giặt có mức độ hòa tan nhanh chóng hơn bột giặt nên không để lại cặn xà phòng trên quần áo. Tuy nhiên, nước giặt thường có giá tốn kém hơn.

Lưu ý: Khi giặt đồ cho trẻ sơ sinh, bạn hãy chọn nước giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh. Bởi loại nước giặt này có công thức thiên nhiên và an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ.

Chọn bột giặt hoặc nước giặt phù hợp khi giặt đồ bằng tay hoặc máy | Nguyễn Kim

Lựa chọn bột giặt hay nước giặt phù hợp

Ngâm quần áo

Lời khuyên khi ngâm quần áo là bạn nên cho nước và bột giặt (thuốc tẩy quần áo) vào trước khi cho quần áo vào chậu. Nếu làm ngược lại thì với áp lực nước mạnh xả ra từ vòi, có thể làm biến dạng các kết cấu của sợi vải và làm cho chất tẩy rửa khó có thể phát huy hết công dụng.

Ngoài ra, bạn có thể hòa cùng một ít nước diệt khuẩn vào quần áo để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trên quần áo. Chẳng hạn như, nước tăng cường vệ sinh quần áo OMO sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh đến 99.9% mà không làm lem màu hay phai màu sợi vải.

Xả quần áo

Sau khi quần áo được giặt sạch với xà phòng, bạn cần đẩy quần áo lên – xuống trong chậu nước cho đến khi nào hết xà bông. Tiếp đó, bạn chỉ cần lấy lượng nước xả vải vừa đủ với số lượng quần áo, cho vào chậu nước sạch và ngâm quần áo khoảng 15 phút.

Giặt xả quần áo sạch vết bẩn bằng xà phòng bột giặt hoặc nước giặt trong chậu nước | Nguyễn Kim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.